Vụ tai nạn tàu vũ trụ Apollo 13

Trần Thái Gia Bảo Lâm (11 tuổi)

Nước Mĩ thời kỳ chiến tranh lạnh với Liên Xô (cũ), để khẳng định sức mạnh của mình, sau hai chuyến đưa người thăm dò và khảo sát trên mặt trăng thành công (tàu vũ trụ Apollo 11 và Apollo 12) đã tiếp tục tổ chức chuyến thăm dò thứ ba khi phóng con tàu Apollo 13 lên mặt trăng. Song chuyến bay này đã xảy ra sự cố nguy hiểm cho các nhà du hành vũ trụ Mĩ.

 

Apolo 13

Tàu Apollo 13 do tên lửa Saturn khởi động đưa vào không gian lúc 13h 11/4/1970 (tức giờ Mùi ngày mùng 6 Tân Dậu, tháng 3, năm Canh Tuất. Chỉ huy con tàu là Jim Lovell, người đã từng thực hiện ba chuyến bay vào vũ trụ. Nhưng đến ngày 13/4, lúc 21h, con tàu đã gặp sự cố. Hệ thống máy tính của tàu không làm việc, các buồng điện hỏng hoàn toàn, lượng khí oxi trong tàu bị thất thoát và chỉ còn lại rất ít, tàu tiếp tục bay vào khoảng không vũ trụ. Cứ mỗi giây trôi qua là cái chết lại đến gần hơn với các phi hành gia. Tàu không thể quay lại trái đất thì sẽ mãi lạc trong không gian. Để đưa con tàu về, phi hành đoàn đã khởi động hệ thống tên lửa đổ bộ, mục đích là thay đổi quỹ đạo của nó hướng về trái đất. Cuối cùng vào lúc 20h41 ngày 14/4 trước khi xuống được mặt đất, con tàu đã nổ tung trong không gian vì hư hoại nặng. Thật may mắn, chiếc Module hình nón đã mang được các phi hành gia trở về được trái đất. Vào hồi 10h43’ ngày 17/4/1973, với sự sáng suốt của chỉ huy tàu, cả đoàn du hành vũ trụ đã trở về an toàn.

Chúng ta hãy thử xem lại sự kiện này dưới cái nhìn của Kinh Dịch.

Căn cứ giờ con tàu phóng vào không gian theo “Lôi tâm chưởng pháp” cho thấy:

Sao Cơ 11o đi vào địa phận sao Sâm 10o

Quẻ: Khiêm động hào 5 biến thành quẻ Kiển.

  Quẻ

Phân tích: Sao Cơ đi vào địa phận sao Sâm là Khách tinh xâm lấn Chủ tinh, tượng của sự tranh chấp, xung đột, và thiệt hại. Tuy nhiên do hai sao cùng hành Thủy, lại là cát tinh vì vậy trong họa có phúc, trong nguy hiểm có may mắn (nên tuy tàu bị nổ tung nhưng các nhà du hành vũ trụ vẫn an toàn trở về).

Lại xét quẻ Khiêm cho thấy: Khiêm là thoái lui, nhường bước. Là tượng của đi không xong, việc chẳng thành, đi rồi phải quay lại (Ở đây tàu bay lên mặt trăng nhưng đã phải quay lại trái đất).

Mặt khác ta có quẻ Khiêm động hào lục ngũ biến thành quẻ Kiển, Kiển là nan, là gian nan. Là tượng đi lại gặp sự cố, khó khăn, nguy hiểm. Nên tàu đi và gặp tai nạn. Lời hào sơ của quẻ Kiển viết “Vãng kiển, lai dự” (tiến lên thì gặp nạn, lui lại thì được khen), nghĩa là ngay từ đầu Kinh Dịch đã chỉ ra thông tin cho thấy chuyến bay này không nên thực hiện, nếu lùi lại để xem xét cẩn thận kỹ càng thì mọi việc sẽ tốt đẹp.

Lời hào tam lại viết “Vãng Kiển lai phản” (đi thì gặp nạn cho nên sẽ trở lại), nghĩa là nếu không lui lại như đã nhận định mà cứ tiến đi thì trước sau cũng sẽ phải quay về, đây là một lời tiên đoán thật thần kỳ của Kinh Dịch vì sau khi con tầu xuất phát đã gặp sự cố, bị hỏng, và phải quay trở lại trái đất.

Tiếp đến lời hào cửu ngũ lại viết “Đại Kiển, bằng lai” (gặp nạn lớn, nhưng vẫn có cứu giúp) đây chính là nói đến sự cố sẽ xẩy ra nhưng những phi hành gia vẫn may mắn – có cứu, do đó tuy con tàu bị nổ tung trên không trước khi về tới trái đất nhưng những nhà du hành vũ trụ thì đã may mắn thoát chết.

Xét ý nghĩa của tượng quẻ và những lời hào từ trên tôi thấy Kinh Dịch thật vĩ đại, có phải vì thế mà mà người xưa nói rằng hiểu được Kinh Dịch thì ngẩng đầu lên có thể thông thiên văn. Tôi chưa hiểu rõ khái niệm Thiên văn nhưng tôi nghĩ dùng Kinh Dịch có thể dự báo được một số vấn đề của Vũ trụ.

Về vụ tai nạn tàu vũ trụ Apollo 13 các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cho rằng: Tai nạn xảy ra là do lỗi thiết kế con tàu, đã dùng các bộ phận chưa được cải tiến của tàu Apollo 11 và Apollo 12.

Nhưng theo tôi giờ xuất phát của con tàu cũng là một điều thiết yếu nên xét đến khi phóng con tàu vào vũ trụ hay khi làm bất cứ việc trọng đại gì.

Các tin bài khác

  • Chuyên mục

  • Bài mới

  • Tags