Phong tục tập quán ngày lễ tết

– Lễ 23 ông Công ông Táo: Lễ trong nhà, trước ban thờ gia tiên.
Chú ý: cúng Ông Công Ông Táo và hóa lễ phóng sinh (cá chép) phải trước giờ Ngọ. Lễ vật phải là cá chép thật (không dùng cá giấy, nếu không có cá thật thì thôi). Lễ Bao Sái (dọn dẹp lau rửa bát hương, nhổ bớt chân hương – để lại mỗi bát 7 chân hương) phải sau giờ Ngọ vì từ giờ Mùi đến trước giờ Tý của ngày 24 các Thần không có trong nhà.

 

Lễ chiều ngày 30 (lễ tất niên): Lễ trong nhà, mời Thổ Công, Thổ Thần và gia tiên tiền tổ về nhà ăn tết.

 

Lễ đêm giao thừa (giờ Tý):
+ Lễ ngoài trời: tiễn quan hành khiển của năm cũ (đốt tiền vàng, sớ, quần áo).
+ Lễ trong nhà: đón quan hành khiển của năm mới (đốt tiền vàng, sớ, quần áo).

 

Lễ sáng ngày mùng 1: Lễ hội đồng thần linh (bao gồm các Thần cai quản trong nhà, đất ở) – Lễ trong nhà: mong muốn trong năm mới các Thần chứng giám, phù hộ cho gia đình một năm mới tốt đẹp.

 

Lễ sáng ngày mùng 2: lễ gia tiên tiền tổ họ Nội và họ Ngoại.

 

Lễ sáng ngày mùng 3: Lễ Tiên sưĐối với các đạo và các làng nghề truyền thống đều có các bậc tiền nhân tổ sư(hay trong dân gian gọi là Lễ Thầy).

 

Lễ hóa vàng: tùy từng gia đình lựa chọn ngày nào phù hợp.

 

Lễ tết Nguyên Tiêu (rằm tháng riêng).

 

Quý bạn đọc có thể download file PDF tại đây: Cac le ngay tet

Các tin bài khác

  • Chuyên mục

  • Bài mới

  • Tags