Thế giới tự nhiên của chúng ta

Nguyễn Công Nguyên

 

Thế giới tự nhiên của chúng ta

Himalaya – tổ sơn (tổ long) lớn nhất của châu Á và thế giới

Hiện nay Thế giới có 6 châu lục, đó là châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại dương và châu Nam cực, trong đó châu Nam cực không có người sống. Trong 6 châu lục này thì lớn nhất là châu Á, và cũng là châu có tổ long lớn nhất đó là vùng sơn nguyên Tây Tạng núi Côn Luân có dãy núi Hy mã lạp sơn với đỉnh Everest cao 8.848m nhất thế giới. Mỗi một châu lục đều có một mạch long chính lớn nhất của nó và rất nhiều những mạch long nhỏ phụ theo mạch chính đó chạy đi tạo ra những vùng đồng bằng châu thổ lớn và những vùng bình nguyên rộng lớn và cũng từ đó mà sinh ra vạn loài trong đó có cả loài người.

Những mạch long này được hình thành từ thời xa xưa do vỏ trái đất vận động biến đổi mà thành và hiện nay nó vẫn tiếp tục biến đổi do vỏ trái đất vẫn đang vận động. Vỏ trái đất biến đổi lại phụ thuộc vào chính bản thân trái đất và hệ mặt trời cùng với các vì sao xa xôi của vũ trụ. Chúng ta đừng nghĩ rằng những vì sao xa xăm cách trái đất hàng triệu năm ánh sáng kia không ảnh hưởng gì đến trái đất, thực ra trái đất vẫn là một thành viên không tách rời khỏi vũ trụ nói chung, mọi sự vận động của nó đều có tương tác lẫn nhau, điều này đơn giản đã được nhà bác học vĩ đại người Anh là Isac Newton chứng minh từ lâu trong định luật vạn vật hẫp dẫn của ông, mà thực ra điều này đã được người phương Đông biết rất lâu trước cả Newton như trong bộ “Thiết đàn tử Linh thành tinh nghĩa truyền tâm” của Lưu Bá Ôn đời nhà Minh biên soạn có nói rằng: “Vũ trụ có sự liên hợp lớn, trong đó lấy khí vận làm chủ” tức là sự vận động của trái đất và Vũ trụ có sự ràng buộc chặt chẽ với nhau theo qui luật của Vũ trụ.

Hiện nay các nhà khoa học đã chứng minh được rằng các châu lục ngày xa xưa là gắn liền với nhau nhưng do thời gian vận động  của kết cấu địa tầng trái đất mà những mảng lớn tách nhau ra rồi trôi đi tạo thành các châu lục riêng như bây giờ.

Chúng ta hãy nhìn lại bản đồ thế giới, hình như tất cả các châu lục cấu thành là một con rồng lớn : phần đầu của nó là châu Âu và châu Á, chỏm đầu nó nổi lên cái mào rồng lớn đó chính là mái nhà của Thế giới, dãy núi Hy mã lạp sơn với đỉnh Everest vĩ đại tròn xoe! Phần miệng của nó thè lưỡi ra chính là Ấn độ, tay hổ (tay phải) của nó là châu Phi, tay long (tay trái) là quần đảo Inđônêxia và châu Đại dương (châu Úc), phần cổ của nó là đảo Grơnlen, thân và đuôi nó là châu Mỹ, chót đuôi là phần lãnh thổ Chi lê và Achentina, án của nó chầu vào là châu Nam cực, đúng là một con rồng lớn , trông dáng hùng dũng muốn vùng lên nuốt cả vũ trụ cho nên mới sinh ra loài người với trí tuệ vô biên đã, đang và sẽ chinh phục được Vũ trụ.

Thế mới biết các triết gia phương Đông ngày xưa thật tài, họ coi đất đai là những mạch long, mà long là con rồng là một loài vật không bao giờ chịu nằm im mãi mà luôn vùng vẫy bay lượn, nên trái đất luôn luôn biến động về địa chất, địa hình.

Khi vỏ trái đất vận động sẽ sinh ra các biến đổi kèm theo nhưng tai họa lớn cho loài người như động đất, sóng thần, bệnh dịch… đó là những vấn đề rất lớn mà cả thế giới luôn quan tâm tìm mọi cách, bằng nhiều những phương tiện hiện đại theo thời gian để tìm ra những qui luật vận động của vỏ trái đất theo từng khu vực để tính được tai họa sẽ xảy ra ở đâu , trong thời gian nào để cho con người biết mà có biện pháp phòng tránh, cho đến nay tuy đã có nhiều tiến bộ lớn nhưng các nhà khoa học vẫn chưa có cách nào dự đoán chuẩn xác, nên tai họa lớn vẫn xảy ra với loài người.

Thực ra vấn đề này đã được người phương Đông tìm hiểu từ lâu lắm và đã có một cơ sở triết học tự nhiên đúng đắn và chính xác đó là Kinh Dịch, và nhờ đó mới tính ra được như khi nào sông đổi dòng (ví như ở Việt nam Trạng Trình tính khi nào ngựa đá qua sông….), khi nào vùng Côn Minh Trung Quốc động đất, khi nào nước Tam Tấn diệt nước Ngu và nước Quắc v.v… đó đều là những phương trình toán căn cứ theo Kinh Dịch và sự vận động của các thiên thể tương tác với trái đất mà ra.

Hay như nước Thổ Nhĩ Kỳ thường có những trận động đất lớn gây thiệt hại rất nhiều đến nhân sinh thì ta hãy xem thử vị trí địa lý của nó.

Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) nằm ở cực Tây châu Á, xem trên bản đồ địa hình thì nó cùng Grudia và một phần châu Âu tạo thành một địa huyệt, địa huyệt này chính Hắc Hải là Minh đường mà Thổ nhĩ kỳ nằm trên tay long (tay trái) của địa huyệt này. Mạch đất (mạch long) của nó chạy từ vùng Hy mã lạp sơn đến, mạch này cao lớn chạy qua sơn nguyên Iran rồi đến Thổ Nhĩ Kỳ, tính từ nước Thổ Nhĩ Kỳ thì mạch này từ chính phương Đông chạy lại, theo phương vị Hậu thiên Bát quái trong kinh Dịch  là phương quẻ Chấn , nó chạy đến bờ Hắc Hải thì tạo thành một cái huyệt lớn trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Kinh Dịch thì phương Đông là quẻ Chấn, theo mạch đất gọi là Chấn long, là chấn động, luôn luôn biến động, đã là Chấn long mà lại ở trong vùng vỏ trái đất biến động nhiều đó là bán đảo Arập giáp châu Phi, lại mạch long này suốt từ Hy mã lạp sơn đến Hắc hải nhiều núi lửa hoạt động nên vấn đề động đất là đương nhiên. Nhưng điều quan trọng là phải tính ra thời điểm và khu vực mà tai họa xảy ra. Đối với Kinh Dịch thì bài toán đó không phải là khó, vì đã có long nhập thủ (Chấn long), có Minh đường (Hắc Hải) có tay long tay hổ có đủ các dữ kiện đầu vào để tính ra được một xu thế vận động (quẻ) của một vùng đất, kết hợp với các số liệu tính toán của các nhà khoa học hiện nay thì chúng ta sẽ tính được, năm tháng ngày và khu vực mà tai họa sẽ xảy ra. Nhưng tiếc là đến nay các nhà khoa học vẫn chưa chịu xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc. Người viết bài này tin chắc rằng nếu với phương pháp tính toán theo Kinh Dịch cộng với nền khoa học thực nghiệm tiên tiến của Tây phương thì nhiều vấn đề của thế giới tự nhiên sẽ được làm rõ và có lợi ích rất lớn cho nhân loại.

 

Các tin bài khác

  • Chuyên mục

  • Bài mới

  • Tags